Chính sách cho học sinh, sinh viên – FTC

  1. Chính sách miễn, giảm học phí

Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27.8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vyuwcj giáo dục, đào tạo.

  1. Đối tượng được miễn học phí
  • Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,
  • Học sinh, sinh viên học các trình độ trong giá dục nghề nghiệp là người khuyết tật
  • Người học các trình độ trung cấp mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp
  • Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 03 tháng trở lên) teo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
  • Học sinh sinh viêc học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Học sinh, sinh viêc học các trình độ trong GDNN là người đân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định số 57/2017/ NĐ- CP (học sinh/sinh viên thuộc 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brau, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thèn, La Hủ).
  • Người học có trinh độ trong GDNN thuộc đối tượng của các chương trình, đề án được miễn phí theo quy định của Chính phủ.
  • Người tốt nghiệp THCS hoặc tiếp lên trình độ trung cấp
  • Người học có các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội quy định.
  • Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
  1. Đối tượng được giảm học phí
  • Đối tượng được giảm 70% học phí:
  • Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở GDNN công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa, nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diền viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, biểu diễn nhạc cụ truyển thống.
  • Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc xung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc.
  • Một số nghể học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với GDNN theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
  • Học sính, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/ bản đặc biệt khso khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối tượng được giảm 50% học phí: học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
  1. Việc thực hiện các thủ tục miễn giảm học phsi được quy định cụ thể tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý dối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
  2. Chính sách học bổng

Nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN phấn đấu, rèn luyện đạt kết quả cao trong học tập, Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục quy định 02 loại học bổng đối với người có trình độ trung cấp.

  1. Học bổng khuyến khích học tập:
  • Đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách học bổng khuyến khích học tập: học sinh, sinh viên đang học các ngành, nghề đào rạo trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong kỳ xét cấp học bổng.
  • Mức học bổng khuyến khích học tập:
  • Học bổng loại khá: Mức học bổng bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành, nghề mà học sinh, sinh viên đó phải đóng do hiệu trưởng trường quy định đối với học sinh, sinh viên có điể trung bình học tập và điểm rèn luyện đều đạt loại khá trở lên. Đối với những ngành nghề đào tạo không thu học phí thì áp ducnj theo đơn giá được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cho nhóm ngành đào tạo của trường.
  • Học bổng loại giỏi : mức học bổng cao hơn loại khá do Hiệu trưởng quy định đối với học sinh, sinh viên có điểm trung bình chung học tập đạt loại xuất sắc: Mức học bổng cao hơn loại giỏi do hiệu trưởng quy định đối với học sinh, sinh viên có điểm trung bình học tập và điểm rèn luyện đều đạt loại xuất sắc.

Học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng học bổng chính sách, trợ cấp xã hội, chính sách ưu đãi thì vẫn được xét cấp học bổng khuyến khích học tập theo quy định.

  1. Học bổng chính sách: Nhà nước cấp học bổng chính sách cho một số đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN phấn đấu, rèn luyện nâng cao kết quả cao trong học tập. Đồng thời, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng thuộc nhóm yếu thế,… có cơ hội được học tập tại các cơ sở GDNN
  • Đối tượng được hưởng học bổng chính sách: sinh viên theo chế độ cử tuyển; Người học tại cơ sở GDNN dnahf cho thương binh, người khuyết tật.
  • Mức hưởng học bổng chính sách:
  • Đối với sinh viên theo chế độ cử tuyển; học viên cơ sở GDNN dành cho thương binh, người khuyết tật; Mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng;
  • Đối với người học là thương binh thuộc hộ nghèo học trong các cơ sở GDNN dành cho thương bình, người khuyết tật; Mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.

 

  1. Chính sách về chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số

Nhằm khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng thuộc nhóm yếu thế được tham gia học tập trong các cơ sở GDNN, Nhà nước có chính sách cử tuyển cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, trong đó quy định rõ về xét tuyển, học bổng, hỗ trợ chi phí đào tạo, bố tri việc làm,…

  1. Đối tượng thụ hưởng chính sách
  • Người dân tộc thiểu số ít người
  • Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số;
  1. Quyền và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển: được thông tin đầy đủ vè chế độ cử tuyển. Được cấp học bổng, miễn học phí và hưởng các chế độ ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian đào tạo. Được tiếp nhận hồ sơ để xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp
  2. Tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển
  • Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi) người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này.
  • Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yếu cầu sơ tuyển,
  • Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành
  • Người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như: tốt nghiệp THCS hoặc THPT; Xếp loại hành kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên; Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; có thời gian học đủ 04 năm học và tốt nghiệp THCS hoặc đủ 03 năm học và tốt nghiệp THPT tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
  1. Ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển: Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giáy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh; Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú; trúng tuyển vào cao đẳng, trung cấp tịa năm xét đi học cử tuyển; đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên.
  2. Nghị định số 141/2020/NĐ-CP cũng quy định rõ cách thức xác định chỉ tiêu cử tuyển, quy trình xây dựng chỉ tiêu cử tuyển, phê duyệt và giao chỉ tiêu cưt quyển, quy trình cử tuyển,… bảo đảm công khai, minh bạch.
  3. Xét tuyển, bố trí việc làm đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp

Hằng năm, trường Trung cấp Future gửi danh sách, bàn giao hồ sơ và bằng tốt nghiệp trung cấp của người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào yêu cầu, nhiệm cụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công việc, vị trí viêc làm, số lượng người làm việc, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức và căn cứ hồ sơ người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp để xây dựng kế hoạch xét tuyển vào công chức, viên chức đối với người học theo chế độ cử tuyển.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tổ chức xét tuyển và bố trí viec làm đối với người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp theo quy định của Chính phu về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức hoặc gửi hồ sơ tới các đơn vị, tổ chức khác có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

Thời gian người theo chế độ cử tuyển chờ xét tuyển và bố trí viêc là tối đa là 12 tháng, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ để xét tuyển.

  • Chính sách ưu tiên về tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người

Chính sách được quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

  1. Chính sách nội trú

Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đằng, trung cấp quy định định cụ thể chính sách nội trú cho học sinh sinh viên.

  1. Chính sách về trợ cấp xã hội

Chính sách được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Theo đó, người học các trình độ trong GDNN thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

  1. Chính sách hỗ trợ đào tọa đối vưới người học trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng

Nhằm nâng cao côn tác tuyển sinh, đào tạo trong các cơ sở GDNN, nâng capp tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực làm các công việc đơn giản, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng

  • Chính sách tín dụng

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có cơ hội được học tập tại các cơ sở GDNN, ngày 27.9/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên, góp phần trang trải chi phí cho viêc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại cơ sở GDNN bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.

  • Chính sách miển, giảm giá vé dịch vụ công cộng

Nghị định số 81/2021/NĐ-Cp ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Theo đó, cho học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở GDNN được miễn giảm giá vé dịch vụ công cộng.

  1. Chính sách đối với học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập theo các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 03 tháng liên tục trở lên

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài hoạc tập, giảng dạy, nghiên cứu khóa học và trao đổi học thuật. Theo đó, học sinh, sinh viên, học viên các trình độ đào tạo trong GDNN ra nước ngoài học tập theo các khóa đào tạo, bồi dưỡng liên tục trở lên được hỗ trợ bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí nươc sngoaif đài tho thông qua Chính phủ Việt Nam; học bổng do Chính phủ nước ngoài, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), chính quyền các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam.

  1. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện

Theo quy định của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo viêc làm và Quỹ quốc gia về việc làm thì thanh niên hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội được hỗ trợ đào tạo nghệ.

  1. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho phạm nhân, người chấp hành xong án phạt tù

Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngyaf 09/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghệ dối với phạm nhân, học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục đào tạo nghề tại trường giáo dưỡng thì được hỗ trợ học nghề theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 49/2020/NĐ-Cp ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thị hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng này.

  • Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất

Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

  • Chính sách về khởi nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm

Nhằm khuyết khích, tạo điều kiện cho người học tốt nghiệp từ các cơ sở GDNN có khả năng chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp, Nhà nước có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 (theo Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”).

 

Tin liên quan

Contact Me on Zalo
0973529629
Contact Me on Facebook Messager