CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ HÀN

CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ HÀN Mã số mô đun: MĐ 01

Thời gian mô đun: 228 giờ;(Lý thuyết  71 giờ; Thực hành  141 giờ; 16  giờ, kiểm tra và thi kết thúc)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
    • Vị trí: Mô-đun này được bố trí sau hoặc song song khi với các môn học
    • Tính chất: Là mô-đun chuyên ngành bắt buộc.

Đào tạo và nâng cao nghề hàn

  1. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
  • Làm tốt các công việc cơ bản của người thợ hàn điện tại các cơ sở sản xuất.
  • Giải thích đầy đủ các khái niệm cơ bản về hàn hồ quang tay
  • Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy hàn hồ quang tay và máy hàn MIG/MAG.
  • Vận hành sử dụng các loại máy hàn hồ quang tay, máy hàn MIG/MAG thành thạo.
  • Tính toán chế độ hàn hồ quang tay phù hợp chiều dày, tính chất của vật liệu và kiểu liên kết hàn.
  • Hàn nối cốt thép ở các vị trí hàn khác nhau đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
  • Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

  1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số

TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra, thi*
1 Bài 1: Chuẩn bị dụng cụ và máy hàn 26 8 18
2 Bài 2: Hàn nối cốt thép- Cốt thép ở vị trí hàn bằng 26 8 16 2
3 Bài 3: Hàn nối cốt thép- Cốt thép ở vị trí hàn đứng 26 8 18
4 Bài 4: Hàn nối cốt thép- Cốt thép ở vị trí hàn ngang 36 12 22 2
5 Bài 5: Hàn nối cốt thép- Cốt thép ở vị trí hàn trần 36 12 24
6 Bài 6: Hàn nối cốt thép bằng máy hàn MIG/MAG 46 15 27 4
7 Bài : Xử lý sự cố máy hàn tay 24 8 16
8 Thi kết thúc 8
Cộng 228 71 141 16

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

  1. Nội dung chi tiết

Bài 1: Chuẩn bị dụng cụ và máy hàn               Thời gian: 26 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:

  • Liệt kê được các loại dụng cụ, thiết bị.
  • Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị.
  • Biết tác dụng của các dụng cụ, thiết bị.
  • Kiểm tra được dụng cụ và thiết bị đảm bảo an toàn và hoạt động tốt.
  • Vận hành thành thạo các máy hàn hồ quang tay.
  • Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường

 

Nội dung của bài:                                                      
1.    Chuẩn bị dụng cụ
2.     Chuẩn bị máy hàn, Cắt

2. Chuẩn bị máy hàn, cắt

2.1 Các yêu cầu đối với máy hàn điện

2.2 Các loại máy hàn

2.2.1.Máy hàn xoay chiều

2.2.2. Máy hàn một chiều

2.3. Các loại máy cắt khí

 
3.     Kiểm tra đánh giá chất lượng dụng cụ, máy  
4.     Bảo quản dụng cụ máy hàn, cắt  

 

Bài 2: Hàn nối cốt thép – Cốt thép tại vị trí hàn bằng   Thời gian: 26 giờ

Mục tiêu của bài:

  Sau khi học xong bài học người học có khả năng:

– Xác định được chính xác các kích thước và hiểu được các ký hiệu ghi trên bản vẽ.

– Chuẩn bị được đầy đủ các thiết bị, dụng cụ và vật liệu hàn.

– Chọn được chế độ hàn phù hợp với kích thước và tính chất lý hóa của vật liệu hàn.

– Hàn hoàn thiện mối hàn ở vị trí hàn bằng theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ

– Kiểm tra được chất lượng mối hàn.

– Đảm bảo công tác an toàn lao động cho người và thiết bị

 

Nội dung của bài:                                                      
1: Đọc bản vẽ
2: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu.
3: Chọn chế độ hàn

3.1. Đường kính que hàn

3.2. Cường độ dòng điện

3.3. Điện thế hồ quang

3.4. Vận tốc hàn

4: Hàn đính định vị chi tiết cốt thép
5: Tiến hành hàn  
6: Kiểm tra chất lượng mối hàn  
7: Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm  

 

Bài 3: Hàn nối cốt thép – Cốt thép tại vị trí hàn đứng

                                                                                         Thời gian: 26 giờ

Mục tiêu của bài:

  Sau khi học xong bài học người học có khả năng:

– Xác định được chính xác các kích thước và hiểu được các ký hiệu ghi trên bản vẽ.

– Chuẩn bị được đầy đủ các thiết bị, dụng cụ và vật liệu hàn.

– Chọn được chế độ hàn phù hợp với kích thước và tính chất lý hóa của vật liệu hàn.

– Hàn hoàn thiện mối hàn ở vị trí hàn đứng theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.

– Kiểm tra được chất lượng mối hàn.

– Đảm bảo công tác an toàn lao động cho người và thiết bị.

 

Nội dung của bài:                                                      
1: Đọc bản vẽ
2: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu
3: Chọn chế độ hàn

3.1. Đường kính que hàn

3.2. Cường độ dòng điện

3.3. Điện thế hồ quang

3.4. Vận tốc hàn

4: Hàn đính định vị chi tiết cốt thép
5: Tiến hành hàn  
6: Kiểm tra chất lượng mối hàn  
7: Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm  

 

Bài  4: Hàn nối cốt thép – Cốt thép tại vị trí hàn ngang                                 Thời gian: 36 giờ                Mục tiêu của bài:

  Sau khi học xong bài học người học có khả năng:

– Xác định được chính xác các kích thước và hiểu được các ký hiệu ghi trên bản vẽ.

– Chuẩn bị được đầy đủ các thiết bị, dụng cụ và vật liệu hàn.

– Chọn được chế độ hàn phù hợp với kích thước và tính chất lý hóa của vật liệu hàn.

– Hàn hoàn thiện mối hàn ở vị trí hàn ngang theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.

– Kiểm tra được chất lượng mối hàn.

– Đảm bảo công tác an toàn lao động cho người và thiết bị.

Nội dung của bài:                                                      
1: Đọc bản vẽ
2: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu.
3: Chọn chế độ hàn

3.1. Đường kính que hàn

3.2. Cường độ dòng điện

3.3. Điện thế hồ quang

3.4. Vận tốc hàn

4: Hàn đính định vị chi tiết cốt thép
5: Tiến hành hàn  
6: Kiểm tra chất lượng mối hàn  
7: Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm  

 

Bài  5: Hàn nối cốt thép – Cốt thép tại vị trí hàn trần

Thời gian: 36 giờ

Mục tiêu của bài:

  Sau khi học xong bài học người học có khả năng:

– Xác định được chính xác các kích thước và hiểu được các ký hiệu ghi trên bản vẽ.

– Chuẩn bị được đầy đủ các thiết bị, dụng cụ và vật liệu hàn.

– Chọn được chế độ hàn phù hợp với kích thước và tính chất lý hóa của vật liệu hàn.

– Hàn hoàn thiện mối hàn ở vị trí hàn trần theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.

– Kiểm tra được chất lượng mối hàn.

– Đảm bảo công tác an toàn lao động cho người và thiết bị.

 

Nội dung của bài:                                                      
1: Đọc bản vẽ
2: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu
3: Chọn chế độ hàn

3.1. Đường kính que hàn

3.2. Cường độ dòng điện

3.3. Điện thế hồ quang

3.4. Vận tốc hàn

4: Hàn đính định vị chi tiết cốt thép
5: Tiến hành hàn  
6: Kiểm tra chất lượng mối hàn  
7: Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm  

 

 

Bài  6: Hàn nối cốt thép bằng máy hàn MIG/MAG

Thời gian: 46 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài học người học có khả năng:

– Xác định được chính xác các kích thước và hiểu được các ký hiệu ghi trên bản vẽ.

– Chuẩn bị được đầy đủ các thiết bị, dụng cụ và vật liệu hàn.

– Chọn được chế độ hàn phù hợp với kích thước và tính chất lý hóa của vật liệu hàn.

– Hàn hoàn thiện mối hàn cốt thép theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng phương pháp hàn MIG, MAG.

– Kiểm tra được chất lượng mối hàn.

– Đảm bảo công tác an toàn lao động cho người và thiết bị.

 

Nội dung của bài:                                                      
1: Đọc bản vẽ
2: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu
3: Chọn chế độ hàn

3.1. Đường kính dây hàn

3.2. Cường độ dòng điện

3.3. Điện áp hàn

3.4. Vận tốc hàn

3.5. Tầm với điện cực

3.6. Lưu lượng khí bảo vệ

4: Gá định vị chi tiết
5: Tiến hành hàn  
6: Kiểm tra chất lượng mối hàn  
7: Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm  

 

Bài 7: Xử lý sự cố máy hàn                                                Thời gian: 24 giờ

Mục tiêu của bài:

– Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy hàn.

– Hiểu kỹ thuật lắp điện.

– Phân tích được sự cố của máy hàn.

– Sử dụng vận hành thành thạo máy hàn.

– Sửa chữa và thay thế các chi tiết đơn giản.

– Lập hồ sơ đúng cơ sở pháp lý.

– Lập biên bản bàn giao.

 

Nội dung của bài:                                                    
     1. Phát hiện sự cố
     2. Tìm nguyên nhân sự cố.
     3. Xử lý sự cố
     4. Vận hành thử
1.     Bàn giao

 

  1. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

* Vật liệu:

  1. Phôi hàn thép CT3 : S= 3¸8 mm
  2. Thép V.
  3. Thép tròn Æ8¸Æ16
  4. Que hàn thép các bon thấp: Æ2,5¸Æ4
  5. Khí Axetylen (C2H2)
  6. Khí Oxy (O2)

  * Dụng cụ và trang thiết bị:

  1. Máy hàn điện hồ quang xoay chiều, máy hàn điện hồ quang một chiều, máy hàn MIG/MAG
  2. Bàn hàn
  3. Đồ gá hàn
  4. Búa nguội
  5. Kìm hàn
  6. Búa gõ xỉ
  7. Kính hàn
  8. Giũa, đục
  9. Máy chiếu

* Học liệu

  1. Sơ đồ nguyên lý của các máy hàn thông dụng
  2. Mô hình mặt cắt mối hàn mẫu
  3. Vật hàn thật về thành phẩm và phế phẩm
  4. Đĩa hình
  5. Ảnh chụp tư thế thao tác hàn
  6. Phiếu chỉ dẫn công nghệ
  7. Tài liệu hướng dẫn người học
  8. Bảng chế độ hàn treo tường
  9. Tranh treo tường về các loại đồ gá hàn
  10. Tranh áp phích về tai nạn điện giật, ảnh hưởng của hồ quang điện đến mắt, bỏng, cháy nổ

 * Nguồn lực khác

  1. Các cơ sở sản xuất công nghiệp
  2. Các công ty kinh doanh vật liệu hàn
  3. Phòng học lý thuyết, xưởng thực tập hàn

Máy hàn là gì? Giá các loại máy hàn điện tử bao nhiêu?

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

– Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô- đun:

Được đánh giá qua bài kiểm viết kiểm tra vấn đáp, kiểm tra thực hành trong

quá trình thực hiện các bài học trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong mô đun.

– Kiểm tra sau khi kết thúc mô đun:

*Về kiến thức:

– Cách tính vật liệu hàn, phôi hàn chính xác

– Cách chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và kiểu liên kết hàn

– cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy hàn điện hồ quang tay

– một số quy định an toàn trong hàn điện

* Kỹ năng:

– Vận hành, sử dụng máy hàn xoay chiều và một chiều thông dụng thành thạo

– Chuẩn bị phôi liệu, thiết bị dụng cụ hàn đúng theo kế hoạch đã lập

– Hàn các mối hàn cốt thép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

– Phát hiện đúng các khuyết tật mối hàn và sửa chữa mối hàn không để phế phẩm sản phẩm

– Sắp xếp thiết bị dụng cụ hợp lý, bố trí nơi làm việc khoa học

* Thái độ:

Được đánh giá bằng phương pháp quan sát có bảng kiểm đạt các yêu cầu sau:

Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, cẩn thận tỷ mỷ, chính xác có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu khi thực tập.

Cách hàn không bị đau mắt chỉ dân trong nghề lâu năm mới biết

  1. Những trọng tâm cần chú ý:

Khái niệm cơ bản về hàn điện hồ quang tay

Tính toán chế độ hàn, phôi hàn, vật liệu hàn

Thao tác sử dụng các thiết bị, dụng cụ hàn hồ quang thông dụng

Gá lắp phôi hàn

Công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng

  1. Tài kiệu tham khảo:

[1]. Trương Công Đạt- Kỹ thuật hàn- NXBKHKT Hà Nội 1977

[2]. Ngô Lê Thông – Công nghệ hàn nóng chảy (tập 1 cơ sở lý thuyết)-

[3]. NXBKHKT Hà Nội 2004.

[4]. Lưu Văn Huy, Đỗ Tấn Dân- Kỹ thuật hàn- NXBKHKT 2006.

 

Tin liên quan

Contact Me on Zalo
0973529629
Contact Me on Facebook Messager