Ngành thiết kế đồ họa ra trường không lo thất nghiệp?

Thiết kế đồ họa là một trong những loại hình nghệ thuật được ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các lĩnh vực và đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy thiết kế đồ họa là gì? Học ngành thiết kế đồ họa ra trường làm gì? Có dễ xin việc hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của nhé!

Ngành thiết kế đồ họa là gì?

Ngành thiết kế đồ họa là một trong những ngành thuộc loại hình nghệ thuật được kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ thông qua các công cụ đồ họa hỗ trợ như AI, Autocad, Photoshop, Indesign,… để tạo ra những hình ảnh đẹp, ấn tượng, đi vào lòng người.  Mục đích để truyền tải hiệu quả thông điệp truyền thông cao nhất, phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc tuyên truyền các hoạt động xã hội đến nhiều khách hàng khác nhau.

Sinh viên theo học ngành thiết kế đồ họa sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng về nền tảng nghệ thuật, phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa. Khi học các em sẽ được phát triển các kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng sáng tác và thể hiện, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm,… 

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-1

Ngành thiết kế đồ họa là gì?

Học ngành thiết kế đồ họa ra trường làm gì? Có các mảng ngành chính trong Thiết kế đồ họa nào?

Học ngành thiết kế đồ họa ra trường các bạn có thể ứng tuyển vào mảng ngành thiết kế với các vị trí khác nhau như: Chuyên viên thiết kế đồ họa, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, thiết kế, truyền thông và tổ chức sự kiện, xưởng phim hoạt hình, truyện tranh, tòa soạn, nhà xuất bản, báo chí,.. Vậy chi tiết các mảng ngành chính trong thiết kế đồ họa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Thương hiệu là bộ nhận diện của một công ty, doanh nghiệp, là sự kết nối bền chặt giữa các công ty, doanh nghiệp với khách hàng. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu việc sáng tạo ra hình ảnh nhằm miêu tả chân thực đặc điểm, tịch cách, phong cách riêng biệt của thương hiệu từng doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. 

Một bộ nhận diện thương hiệu thương có tên thương hiệu như: logo, đồng phục công ty, catalog, website,… Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp đối với bộ nhận diện thương hiệu đó.

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-2

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Thiết kế đồ họa dành cho Marketing và quảng cáo

Thiết kế là một phần không không thể thiếu đối với chiến dịch Marketing. Các công ty sẵn sàng chi ra một khoản tiền lớn để đầu tư thiết kế nhằm nỗ lực quảng cáo sản phẩm đến khách hàng thành công. 

Thiết kế đồ họa dành cho Marketing và quảng cáo thường là các hình ảnh, banner, standee, background,… truyền tải hình ảnh, thông điệp sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng, tạo cho khách hàng sự tò mò, hứng thú, quyết định mua, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Để có thể học thiết kế mảng này, sinh viên cần phải có tư duy, sáng tạo, nắm bắt được tâm lý của khách hàng đối với một sản phẩm, dịch vụ. 

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-3

Thiết kế đồ họa dành cho Marketing và quảng cáo

Thiết kế giao diện người dùng

Có thể hiểu, giao diện người dùng là cách mà người dùng tương tác với một thiết bị hoặc ứng dụng nào đó. Để người dùng có thể dễ dàng sử dụng và có trải nghiệm tốt nhất thì một nhà thiết kế giao diện người dùng cần tập trung chủ yếu vào việc thiết kế về mặt hình ảnh  và thiết kế đồ họa trên màn hình tối ưu, dễ sử dụng nhất. Để thiết kế giao diện người dùng cho một thiết bị, một ứng dụng hay một Website tối ưu nhất,người thiết kế phải là người có cùng một nhóm, có kỹ năng thiết kế đồ họa, các kiến thức về nguyên tắc UI, UX, các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình. 

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-4

Thiết kế giao diện người dùng

Thiết kế ấn phẩm xuất bản

Ấn phẩm xuất bản hay ấn phẩm truyền thông là những mẩu tin hoặc hình ảnh có thể giao tiếp với độc giả thông qua các ấn phẩm như tạp chí, sách, báo,…  Là một người thiết kế đồ họa chuyên về ấn phẩm xuất bản, bạn cần có những kỹ năng chuyên môn về thiết kế đồ họa, học cách quản lý màu sắc, kỹ thuật in ấn, xuất bản kỹ thuật số. Khi trở thành người thiết kế ấn phẩm, bạn sẽ làm việc với các biên tập viên, nhà xuất bản để thống nhất về bố cục trình bày ấn phẩm nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất.

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-5

Thiết kế ấn phẩm xuất bản

Thiết kế bao bì, nhãn mác

Làm thiết kế bao bì nhãn mác có thể thiết kế tất cả các loại bao bì hoặc chuyên thiết kế một loại bao bì cụ thể cho một ngành hàng cụ thể. Khi làm thiết kế bao bì, nhãn mác, người thiết kế cần có kỹ năng về thiết kế in ấn. Bên cạnh đó, công việc thiết kế bao n\bì đòi hỏi người thiết kế cần có kỹ năng giải quyết vấn đề, phải linh hoạt, nhận thức được xu hướng thời đại để đáp ứng nhu cầu của nhà tiếp thị, nhà sản xuất.

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-6

Thiết kế bao bì, nhãn mác

Thiết kế đồ họa chuyển động 2D (Motion Graphics)

Đồ họa chuyển động 2D là các hình hành tĩnh được thêm vào các hình ảnh chuyển động. Thiết kế này thường được dùng trong các bộ phim hoạt hình, phần giới thiệu cuối phim, quảng cáo, logo chuyển động, trailer hay bài thuyết trình. Để trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyển động 2D bạn cần có những kỹ năng như: kỹ năng vẽ tranh, kiến thức chuyên môn về thiết kế bằng máy tính và các phầm mềm thiết kế; có khả năng đối xứng, thiết kế, cân bằng và không gian trong việc tạo ra các bạn vẽ; có khả năng sáng tạo, làm việc nhóm,…

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-7

Thiết kế đồ họa chuyển động 2D

Thiết kế đồ họa 3D

Thiết kế đồ họa 3D thường được sử dụng trong phim 3D, game 3D hay các hình ảnh 3D. Ngoài ra, hiện nay ngành thiết kế đồ họa 3D còn được ứng dụng trong các video quảng cáo, màn hình LED quảng cáo, biển quảng cáo ngoài trời nhằm tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng, mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn. Điều này sẽ giúp ngành thiết kế đồ họa 3D phát triển hơn trong tương lai mang nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Tuy nhiên, để trở thành một nhà thiết kế đồ họa 3D, bạn cần phải có kiến thức chuyên một thật vững vàng và có cho mình sự sáng tạo cao vì đây là một lĩnh vực khá khó và đòi hỏi ở người thiết kế rất cao.

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-8

Thiết kế đồ họa 3D

Thiết kế không gian

Thiết kế đồ họa không gian là một hoạt động đa ngành kết hợp giữa thiết kế đồ họa, kiến trúc, nội thất, công nghiệp và cả cảnh quang. Một số sản phẩm thiết kế không gian như: trang trí triển lãm, bảo tàng, tranh treo tường, nội thất cửa hàng, không gian sự kiện, hội nghị,.. Để trở thành nhà thiết kế đồ họa không gian bên cạnh việc am hiểu các kỹ thuật của thiết kế bạn cần phải có khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề và khả năng tinh toán tốt. 

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-9

Thiết kế không gian

Thiết kế nghệ thuật và hình minh họa

Thiết kế nghệ thuật và hình minh họa không phải là một mảng chính thống của thiết kế đồ họa. Nó thường được xem là giống với thiết kế đồ họa nhưng thực chất lại rất khác nhau vì nó không đi kèm với thương mại mà tập trung nhiều hơn vào yếu tố nghệ thuật. Những tác phẩm thiết kế này thường được sử dụng để truyền tải nét nghệ thuật đương đại kết hợp cùng với sự sáng tạo và cá tính của nhà thiết kế. 

Tuy không phải một mảng chính thống của ngành thiết kế đồ họa nhưng thiết kế nghệ thuật và hình minh họa vẫn được nhà thiết kế kết hợp và sử dụng rộng rãi như thiết kế áo thun, trang web, infographics, tiểu thuyết tranh ảnh,… với mục đích phục vụ khác nhau của từng doanh nghiệp, nhà Marketer,…

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-10

Thiết kế nghệ thuật và hình minh họa

Học Thiết kế đồ họa có dễ xin việc?

Hiện nay, có khoảng 50 công ty quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam, gần 3000 công ty quảng cáo trong nước và hàng nhìn công ty chuyên về thiết kế. Vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành thiết kế rất cao. Sinh viên ngành thiết kế đồ họa sau khi ra trường có những cơ hội việc làm có thể kể đến như:

  • Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông, công ty truyền thông tổ chức sự kiện, studio, xưởng phim hoạt hình, truyện tranh, nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,…
  • Tư vấn – giảng dạy tại các trường học, trung tâm, câu lạc bộ về thiết kế đồ họa.

Ngoài ra, đối với những bạn không thích gò bó với môi trường công sở hoặc với những bạn muốn kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm hành chính, các bạn có thể chọn làm Freelancer, nhận thêm các dự án bên ngoài về thiết kế. Vậy nên, có thể nói, học ngành thiết kế đồ họa không lo thất nghiệp.

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-11

Cơ hội việc làm ngành Thiết kế đồ họa

Học ngành thiết kế đồ họa với chi phí 0 đồng – có kinh nghiệm ngay sau khi ra trường?

Ngành thiết kế đồ họa là một trong các ngành “hot” với cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cao nên nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học ngành này. Vì số lượng sinh viên theo học đông nên tỷ lệ cạnh tranh việc làm sau khi ra trường đối với sinh viên ngành này là rất lớn. Các công ty, doanh nghiệp thường sẽ ưu tiên tuyển dụng những bạn đã có kinh nghiệm trong ngành hơn những bạn chân ướt chân ráo vừa tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để có kinh nghiệm trong ngành khi còn đang là sinh viên trên ghế nhà trường?

Trường trung cấp Future Việt Nam kết hợp các doanh nghiệp thực hiện mô hình “Learning by Doing – Học thông qua làm việc” với chuyên ngành thiết kế đồ họa. Khi tham gia mô hình bạn sẽ được:

Bảo trợ 100% học phí: Người học được doanh nghiệp bảo trợ  học phí trong suốt khóa học khi làm việc tại doanh nghiệp;

Liên thông đại học: 100% sinh viên được cam kết học lên đại học nếu có nhu cầu;

Việc làm: 100% được giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp.

Phát triển kinh nghiệm: Do có kinh nghiệm đã tích lũy được, sinh viên nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, tự tin khi đi phỏng vấn.

Phát triển kỹ năng: Sinh viên học được các kỹ năng, kỹ xảo khi trực tiếp làm việc trong dự án, đồng thời có thể tự tổng hợp phát triển thành quy trình giải quyết các vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai.

Tăng tính thực tiễn: Sinh viên được làm việc (thực hành, thực tập, trải nghiệm …tại doanh nghiệp) ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, giúp sinh viên hiểu rõ yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đối với vị trí công việc

Xây dựng mối quan hệ: Khi làm việc tại doanh nghiệp có thể giúp sinh viên xây dựng mạng lưới liên hệ để tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển bản thân về sau.

nganh-thiet-ke-do-hoa-ra-truong-khong-lo-that-nghiep-12

Ngành thiết kế đồ họa theo mô hình “Learning by Doing – Học thông qua làm việc”

Nếu bạn yêu thích ngành thiết kế đồ họa, thích được tự mình sáng tạo tạo ra những tác phẩm đẹp vậy hãy đăng ký ngành Thiết kế đồ họa theo mô hình “Learning by Doing” nhé! Nếu bạn có thắc mắc gì về mô hình “Learning by Doing” hay về chuyên ngành Thiết kế đồ họa, bạn liên hệ đến hotline: 024.668.0009 – 0987.536.660 để được tư vấn hỗ trợ cụ thể. Chúc các bạn thành công!

Hiện nay, mô hình “Learning by Doing – Học thông qua làm việc” đang tuyển sinh ngành Tin học ứng dụng  với 3 chuyên ngành:

  • Lập trình Web
  • Thiết kế đồ họa
  • Digital Marketing.

Thông báo tuyển sinh LBD -TNC ngành Tin học ƯD . Nếu bạn còn thắc mắc gì về mô hình “Learning by Doing” bạn liên hệ đến hotline: 024.668.0009 – 0987.536.660 để được tư vấn hỗ trợ cụ thể. 

Mô hình Learning by Doing – Học thông qua làm việc

Báo chí nói về Learning by Doing – Học thông qua làm việc:

ĐĂNG KÝ TRỰC TIẾP

    Tin liên quan

    Contact Me on Zalo
    0973529629
    Contact Me on Facebook Messager