Chương trình đào tạo điện kỹ thuật – Đào tạo ngắn hạn

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐIỆN KỸ THUẬT

Mã môn học: MH 09

Thời gian môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 27 giờ; Thực hành: 3 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC

– Vị trí: Môn Điện kỹ thuật là một trong các kỹ thuật cơ sở, được bố trí học trước các môn học/mô đun chuyên môn nghề.

– Tính chất: Môn Điện kỹ thuật là môn cơ sở hỗ trợ kiến thức cho các môn khác, đồng thời giúp cho học viên có điều kiện tự học, nâng cao kiến thức nghề nghiệp.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC

– Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về mạch điện một chiều, xoay chiều và các loại máy điện.

– Giúp cho người học hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các dụng cụ đo lường điện và các loại máy điện.

chuong-trinh-dao-tao-nganh-dien-ky-thuat

Chương trình đào tạo ngành điện kỹ thuật

* Về kiến thức

– Nêu được các kiến thức và phân tích được một số sơ đồ mạch điện cơ bản;

– Nêu được trình tự các bước đo, kiểm tra bằng dụng cụ đo đảm bảo an toàn.

* Về kỹ năng: Sử dụng các loại dụng cụ đo, tiến hành đo và kiểm tra các mạch điện cơ bản, các máy điện hoặc động cơ điện.

* Về thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ khi phân tích và sử dụng các dụng cụ kiểm tra, đo mạch điện.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

STT Tên chương, mục Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành, Bài tập Kiểm tra ( LT hoặc TH)
I Chương 1: Mạch điện một chiều 2 2 0
1. Những khái niệm cơ bản về mạch điện một chiều. 1
2. Định luật ôm 1
II Chương 2: Mạch điện xoay chiều hình sin 1 pha 8 7 1
1: Định nghĩa – Cách tạo ra dòng điện xoay chiều hình sin 1 pha 1
2. Pha và sự lệch pha, trị số hiệu dụng 1 1
3. Mạch xoay chiều thuần điện trở 1
4. Mạch xoay chiều thuần điện cảm 1
5. Mạch xoay chiều thuần điện dung 1
6. Mạch điện R – L – C nối tiếp 2
III Chương 3: Mạch điện xoay chiều 3 pha 4 4 0
1. Hệ thống điện xoay chiều ba pha 1
2. Nối phụ tải thành hình sao 1
3. Nối phụ tải thành hình tam giác 1
4. Công suất mạch 3 pha 1
IV Chương 4: Đo lường điện 5 5 0
1.Khái niệm về dụng cụ đo 1
2.Đo dòng điện và điện áp 2
3.Đo công suất và điện năng một pha và ba pha 2
V Chương 5: Máy biến áp 5 4 1
1. Cấu tạo, phân loại và nguyên lý làm việc của máy biến áp 2
2. Các chế độ làm việc của máy biến áp 2 1
VI Chương 6: Động cơ điện xoay chiều 6 5 1
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ xoay chiều 3 pha 2
2. Nguyên tắc mở máy và điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều 1
3. Động cơ điện không đồng bộ xoay chiều 1 pha 1
4. Các thông số kỹ thuật của động cơ 1
5. Kiểm tra 1
Tổng 30 27 3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

* Dụng cụ và trang thiết bị:

– Các mô hình mô phỏng mạch một chiều, xoay chiều;

– Các bản vẽ, tranh ảnh cần thiết;

– Nguồn lực khác:

+ PC, Phần mềm chuyên dùng;

+ Projector, Overhead;

+ Máy chiếu vật thể ba chiều.

Tin liên quan

Contact Me on Zalo
0973529629
Contact Me on Facebook Messager