Chương trình đào tạo trộn, đổ, đầm bê tông

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRỘN, ĐỔ, ĐẦM BÊ TÔNG

Mã số mô đun: MĐ 24

Thời gian mô đun: 85 giờ; (Lý thuyết: 11 giờ; Thực hành: 70 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)

chuong-trinh-dao-tao-tron-do-dam-be-tong

Chương trình đào tạo trộn, đổ dầm bê tông

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CHƯƠNG TRÌNH

– Vị trí: mô đun được bố trí học sau khi kêt thúc chương trình MH & MĐ 14, 15, 16, 17, 18, 19 ,20.

– Tính chất: là mô đun chuyên môn nghề có nội dung, kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi công nghệ hoặc đặc thù về sử dụng lao động của nghành, vùng, miền.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

* Kiến thức

– Trình bày được vật liêu thành phần trong vữa bê tông.

– Nêu được tính chất kỹ thuật của bê tông.

– Nhận biết được liều lượng vật liệu cho cối trộn bằng tay, bằng máy.

– Trình bày được phương pháp trộn bằng tay, trộn bằng máy.

– Nêu được kỹ thuật đầm bê tông bằng thủ công, bằng máy đầm dung.

– Nêu được một số quy định trong quá trình đổ bê tông cho một số cấu kiện.

– Nêu được kỹ thuật bảo dưỡng bê tông.

* Kỹ năng

– Trộn được hỗn hợp vữa bê tông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

– Sử dụng hiệu quả, an toàn các loại dụng cụ của nghề trong công tác bê tông.

– Thực hiện được các công việc như đổ, đầm, bảo dưỡng các cấu liện bê tông, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn.

* Thái độ

– Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ chính xác, gọn gàng , tiết kiệm trong quá trình làm việc.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật, hợp tác tốt theo nhóm, tổ để thực hiện công việc.

III. NỘI DUNG ĐÀO TẠO

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

STT Tên các bài trong chương trình                             Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Tính toán liều lượng, vật liệu trộn bê tông 21 1 20
2 Bài 2: Trộn bê tông bằng thủ công 5 1 4
3 Bài 3: Trộn bê tông bằng máy 8 1 7
4 Bài 4: Vận chuyển bê tông 1 1
5 Bài 5: Đầm bê tông bằng thủ công, máy 19 3 12 4
6 Bài 6: Đổ bê tông móng 8 1 7
7 Bài 7: Đổ bê tông cột 8 1 7
8 Bài 8: Đổ bê tông dầm, sàn 10 1 9
9 Bài 9: Bảo dưỡng bê tông 5 1 4
Tổng 85 11 70 4

Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng

– Phòng học lý thuyết chuyên môn.

– Xưởng thực hành, sân bãi thực hành.

2. Trang thiết bị máy móc

– Máy tính, máy đầm bàn, đầm dùi, máy trộn, máy bơm nước, máy nâng.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

– Bản vẽ thiết kế.

– Bảng phân tích công việc.

– Xô, thùng, cuốc, xẻng, cào, thùng hoa sen, que xọc thép Ø 16 , hộc đong vật liệu.

– Giấy, vở ghi chép, máy tính cá nhân.

– Nguyên vật liệu: Xi măng, cát vàng, đá 1 x 2 cm, nước sạch, dầu thải, cót lá.

4. Nguồn lực khác

Tin liên quan

Contact Me on Zalo
0973529629
Contact Me on Facebook Messager