Chương trình đào tạo hàn cốt thép – Chứng chỉ ngắn hạn

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÀN CỐT THÉP

Mã số mô đun: MĐ18

Thời gian mô đun: 230 giờ; (Lý thuyết 34 giờ; Thực hành 196 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA CHƯƠNG TRÌNH

– Vị trí: Mô-đun này được bố trí sau hoặc song song khi với các môn học

MH 08- MH10.

– Tính chất: Là mô-đun chuyên ngành bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

– Làm tốt các công việc cơ bản của người thợ hàn điện tại các cơ sở sản xuất.

– Giải thích đầy đủ các khái niệm cơ bản về hàn hồ quang tay

– Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy hàn hồ quang tay và máy hàn MIG/MAG.

– Vận hành sử dụng các loại máy hàn hồ quang tay, máy hàn MIG/MAG thành thạo.

– Tính toán chế độ hàn hồ quang tay phù hợp chiều dày, tính chất của vật liệu và kiểu liên kết hàn.

– Hàn nối cốt thép ở các vị trí hàn khác nhau đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

– Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp.

chuong-trinh-dao-tao-han-cot-thep

Chương trình đào tạo hàn cốt thép

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

STT Tên các bài trong mô đun                                  Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
       1 Bài 1: Chuẩn bị dụng cụ và máy hà         20         10         10
       2 Bài 2: Hàn nối cốt thép- Cốt thép ở vị trí hàn bằng         20          2         16          2
       3 Bài 3: Hàn nối cốt thép- Cốt thép ở vị trí hàn đứng         20          2         18
       4 Bài 4: Hàn nối cốt thép- Cốt thép ở vị trí hàn ngang         30          2         26          2
       5 Bài 5: Hàn nối cốt thép- Cốt thép ở vị trí hàn trần         30          2         28
       6 Bài 6: Hàn nối cốt thép với bản mã         30          2         26          2
       7 Bài 7: Hàn nối cốt thép có máng ló         30          2         28
       8 Bài 8: Hàn nối cốt thép bằng máy hàn MIG/MAG         40         10         26          4
       9 Bài 9: Xử lý sự cố máy hàn tay         10          2          8
Tổng        230         34        186         10

 

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

* Vật liệu:

1. Phôi hàn thép CT3 : S= 3¸8 mm

2. Thép V.

3. Thép tròn Æ8¸Æ16

4. Que hàn thép các bon thấp: Æ2,5¸Æ4

5. Khí Axetylen (C2H2)

6. Khí Oxy (O2)

* Dụng cụ và trang thiết bị:

1. Máy hàn điện hồ quang xoay chiều, máy hàn điện hồ quang một chiều, máy hàn MIG/MAG

2. Bàn hàn

3. Đồ gá hàn

4. Búa nguội

5. Kìm hàn

6. Búa gõ xỉ

7. Kính hàn

8. Giũa, đục

9. Máy chiếu

* Học liệu

1. Sơ đồ nguyên lý của các máy hàn thông dụng

2. Mô hình mặt cắt mối hàn mẫu

3. Vật hàn thật về thành phẩm và phế phẩm

4. Đĩa hình

5. Ảnh chụp tư thế thao tác hàn

6. Phiếu chỉ dẫn công nghệ

7. Tài liệu hướng dẫn người học

8. Bảng chế độ hàn treo tường

9. Tranh treo tường về các loại đồ gá hàn

10. Tranh áp phích về tai nạn điện giật, ảnh hưởng của hồ quang điện đến mắt, bỏng, cháy nổ

* Nguồn lực khác

1. Các cơ sở sản xuất công nghiệp

2. Các công ty kinh doanh vật liệu hàn

3. Phòng học lý thuyết, xưởng thực tập hàn

Tin liên quan

Contact Me on Zalo
0973529629
Contact Me on Facebook Messager